Tác giả: Lê Minh Hoàng
ALPACA
CUỘC
CHIẾN VƯƠNG QUYỀN I
CHƯƠNG
IV
MÊ CUNG NGƯỜI KHỔNG LỒ
Sáng ngày hôm sau, tôi đã tìm ra cách giải
mã. Trong câu chuyện có những từ được lặp đi lặp lại như rekh là
rồng, thyth là mãng xà, gerem là hắn, nekhya nghĩa là người và grekh
là biến thành còn erd calor là mật mã. Vậy suy ra rằng câu chuyện
này nói về mật mã bí ẩn. Tức thì Erd Calor Syvyanna biến thành mật
mã bí ẩn:
Mật mã bí ẩn
Từ khi loài rồng thống trị thế giới này thì
bắt đầu có thù oán với mãng xà. Reyana XVII không phải là người
rồng. Hắn là mãng xà thần. Ban ngày biến thành người rồng, ban đêm
biến thành mãng xà. Thần chú Sayarousa là vũ khí bí mật của Mexyan,
ngoài ra hắn còn có một mật mã bí ẩn nằm sâu trong lòng đất:
-
Jainic, jainic, jayitic.
-
Grekha, sonyra, jorino.
-
Jainic, grekha, sorida.
Hôm ấy, đoàn quân
lại lên đường. Các lối đi to lớn hơn bao giờ hết nhưng thường xuyên bị
các hang đá chặn lại. Trong đó luôn xuất hiện mãng xà, người khổng
lồ và hắc phù thuỷ. Thậm chí trong lối đi ra khỏi mê cung còn có
một vài toán quân ngăn chặn lại, đứng đầu là một tên khổng lồ luôn
sẵn sàng vung chuỳ đập nát ai tiến vào mê cung. Đường đi luôn có nước
suối độc ở hai bên, nếu ai không may giẫm phải thì sẽ bị chết ngay
lập tức nhưng đội quân vẫn tiếp tục tiến sâu vào trong bỗng nhiên một
con mãng xà cánh buồm lớn chặn lại, hắn thét lên:“ Sayarousa!” Ngay
lập tức, mọi tai vạ trên tất cả các hải ngục đều tập hợp lại tấn
công. Quân Alpaca chống cự hết sức dũng cảm nhưng không sao chống nổi. Số
người tử vong hôm ấy là 120 người. Đội quân đành rút về. Hôm sau, quân
Alpaca chia ra thành những toán quân nhỏ luồn lách tiến sâu vào để
nhử quân Mexyan còn toán quân chính sẽ đợi khi dụ quân địch tới sẽ
quây tất cả lại thành một để đánh dễ hơn. Nhưng không ngờ kết quả
lại không như mong muốn, quân Alpaca phải rút lui, con số tử vong lên
đến 200 người. Tối hôm ấy, tôi tập hợp mọi người lại, kể cả tu sĩ
Rồng linh hồn, người đã viết câu chuyện Erd Calor Syvyanna để tin rằng
một ngày nào đó, sẽ có người xoá bỏ mối thù oán giữa hai loài
rồng và mãng xà. Sau khi kế hoạch đã rõ, mọi người ai nấy đều chuẩn
bị sẵn sàng rồi mới về phòng của mình. Hôm sau, quân Mexyan phản công
nhưng chả thấy bóng dáng quân Alpaca đâu cả. Biết sẵn mưu kế, quân
Mexyan giả vờ đánh chiếm nhưng tới nơi, quân Mexyan liên tiếp khai hoả
khiến cho quân Alpaca không chống cự được bao lâu thì tử vong hàng
loạt. Lần này, con số lên tới 370 người.
Sau trận đánh ấy,
một thảm hoạ lớn đã khiến cho Alpaca bị đô hộ suốt 10 năm trời ròng
rã. Thanh kiếm ước bị đánh cắp từ tay bọn gián điệp. Dưới mũi kiếm
của Reyana XVII, người dân Alpaca bị tàn sát hàng loạt. Quân Mexyan đã
chiếm được ba tỉnh lớn của Alpaca là Ryox, Dercanya và Exsas, thành
phố Vyrynekh và thủ đô Exorian. Chiến lợi phẩm thu hàng loạt về tay
Mexyan. Akhzur VI bị ám sát bởi tên tể tướng Selevan đã hợp tác với
quân Mexyan. Hoàng tử Servyanekh Zukhyrya lên ngôi, trở thành Akhzur VII.
Lợi dụng lúc vua còn nhỏ, bọn tham quan và gián điệp cùng Selevan
đang bày mưu tính kế truất ngôi Akhzur VII để vương triều Zukhyrya Alcet
sụp đổ. Mọi việc đều nhờ vào tay tôi, Rossynd, hiện giờ đang giữ
chức thái sư trong triều.
Mãi sau này, khi đến
năm thứ 10, một trong những khởi nghĩa vĩ đại nhất của chiến tranh
vương quyền bùng nổ. Đó chính là khởi nghĩa Exorian, cuộc khởi nghĩa
nhằm dẹp loạn bọn tham quan và gián điệp ủng hộ quân Mexyan:
Trận đánh thứ 1:
Quân Alpaca chặn đánh bất ngờ ở tất cả các đường thuỷ, bộ, thổ và
long. Đồng thời cử các gián điệp sang giả vờ tự nguyện làm lính
Mexyan, ban ngày gia nhập đội ngũ, ban đêm bí mật phá huỷ các kho
đạn, kho lương thực, kho bất động,… của địch và báo cáo tình hình
cho quân Alpaca. Kết quả là Cerynd, kinh đô hiện tại của Mexyan bị thất
thủ và 9/10 của Mexyan đều giao cho quân Alpaca.
Trận đánh thứ 2:
Không chịu khuất phục, Reyana XVII cho quân chặn đánh ở cổng thành, nơi
quân Alpaca thường tiến vào, hắn còn bố trí một mê cung nằm sâu trong
lòng đất, các lối đi hẹp, ít không khí, tối tăm và bên trong ẩn chứa
Sát thủ Deinonychus, vũ khí bí mật của Mexyan. Nhờ các gián điệp
báo thông tin, quân Alpaca thả những robot rồng nhỏ, dễ luồn lách vào
mê cung để nhử quái vật, sau khi quái vật ra khỏi mê cung, dùng kế
độc trị độc: dùng khiên phản bội để quái vật Deinonychus tấn công
thành, vua Mexyan phải rút lui.
Trận đánh thứ 3:
Quân Alpaca bí mật tấn công bằng các khe núi, kiểm soát kỹ càng, gài
bẫy Mexyan cẩn thận, dù là lúc nào. Nhân lúc quân Mexyan sơ hở phải
tìm cách tấn công bất ngờ, ví dụ: dùng Skyath để đốt cháy thành,
vận chuyển nhanh các khối đá nặng để phá vỡ hàng rào, bắn bằng
súng bất động có lưới to nhất, bắn thủng các vạc dầu hoả đánh úp,
dùi thủng thuyền giặc,… Chỉ vài ngày sau, Reyana XVII đã sợ xanh mặt.
Các trận đánh thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, thứ 8 và thứ 9 đều dùng
kế hoả công.
Trận đánh thứ 10:
Quân Alpaca nấp trong các chiến thuyền nhỏ hình rồng biển, thỉnh
thoảng lại thò súng ra ngoài bắn. Gián điệp có nhiệm vụ đốt từ
phòng này mà phải làm sao để lửa lan sang đốt cháy phòng khác. Bộ
binh vận chuyện đá cả to lẫn nhỏ, thả robot rồng. Thuỷ binh dùng
nước để làm mục các kho thuốc súng của địch. Thổ binh đột nhập vào
cung, gài bẫy mà không được để ai phát hiện. Long binh đốt cháy thành
từ trên cao. Sáng hôm sau, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Sau khởi nghĩa
Exorian, Reyana XVII rất căm thù Alpaca. Một lần nữa, hắn lại tung quân
đánh vào nhưng các cuộc khởi nghĩa do quân Alpaca lãnh đạo liên tục
bùng nổ, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Drerian dưới sự chỉ huy của tu
sĩ Rồng linh hồn, nghĩa quân ồ ạt tiến vào kinh thành, 3 ngày sau
đội quân lại phá vỡ các cửa chặn của địch và tiêu diệt các vũ khí
bí mật. Khởi nghĩa thắng lợi, Reyana XVII bị giam lỏng tại Dercania,
thành phố lớn nhất của Alpaca. Em họ của hắn nhân lúc đó đã tự xưng
thành Reyana XVIII. Sau đó là khởi nghĩa Sarrung, lần này do long đế
Akhzur VII của Alpaca chỉ huy. Trận chiến diễn ra trong các đường hầm,
kéo dài 6 tháng khiến quân Mexyan phải rút quân về. Nhưng sau đó, quân
Mexyan liên kết với bộ lạc Megalania để tiếp tục tấn công. Lần này,
cuộc khởi nghĩa Warsyrnekh kéo dài 8 tháng đã chính thức khiến cho
quân Mexyan phải tháo chạy về nước nhưng đều bị các toán quân Alpaca
chặn đường lại, Reyana XVIII may mắn trốn thoát.
Các cuộc khởi nghĩa
thắng lợi nhưng Chiến tranh vương quyền vẫn chưa chấm dứt. Liên minh
Oord- Mexyan được hình thành bởi hai nước Cộng hoà liên bang thống
nhất Oord và Vương quốc liên bang Mexyan. Cả hai nước đều rất hùng mạnh
không kém gì Alpaca. Đặc biệt, người Oord có rất nhiều quái vật
Quassh, quái vật này thuộc nhóm Hoả quái vật ( một nhóm quái vật
bị xếp vào hạng nhóm quái vật sơ cấp) và thuỷ quái Snorr thuộc
nhóm thuỷ quái vật, nhóm quái vật cao cấp đệ tam. Nhưng sau đó, quân
Oord bị đẩy lùi rất nhanh vì chiến thuật của Alpaca. Tuy vậy thế lực
Drorkhias, thế lực đã cướp mất thanh bảo kiếm ước vẫn chưa sụp đổ.
0 comments:
Post a Comment